Hoa hồng Cổ Son Môi – Bông chùm lớn, Hương thơm mạnh

Hoa hồng cổ son môi là một trong các giống hoa hồng cổ Việt Nam. KiViBaRa tổng hợp các thông tin về cây hồng này bao gồm nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và lợi ích cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.


Một số người chơi hoa hồng nhận thấy hồng cổ son môi có khá nhiều điểm tương đồng với giống hồng ngoại Pink Damask, nhất là về màu sắc và hương thơm mạnh khó lẫn với các giống hồng khác. Vì vậy, họ cho rằng có thể giống hồng này được người Pháp du nhập vào nước ta giống như hồng cổ Sapa và vân khôi. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào cung cấp đầy đủ chứng cứ để xác minh.

Nếu thực sự đây là giống hồng Pink Damask thì cổ son môi chính là một giống hồng có lịch sử lâu đời nhất và sở hữu hương thơm đậm nhất trong tất cả các giống hoa hồng.

Hồng Pink Damask được trồng nhiều ở khu vực Trung Đông và Châu Âu để làm nguyên liệu sản xuất nước hoa và tinh dầu hoa hồng.

Tại Việt Nam, hồng son môi cổ thụ được phát hiện ở một số tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.


Hoa hồng cổ son môi
Hoa hồng cổ son môi


2. Đặc điểm

Hoa hồng cổ son môi là một giống hồng thân bụi cao, sống lâu năm, có những cây vài chục năm tuổi đã được tìm thấy. 

Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, sinh trưởng phát triển khỏe trong điều kiện khí hậu Việt Nam nên khá dễ trồng và dễ chăm sóc.

Kích thước trung bình của cây trưởng thành: chiều cao 1 – 2 m, độ rộng tán 0,8 – 1,2 m.

+ Hình dáng hoa:

Hoa hồng son môi có cánh kép, số lượng cánh từ 15 – 25 cánh. Bông chùm rất lớn, thường có tới 10 – 30 nụ mỗi chùm, tuy vậy kích thước mỗi bông lại không hề nhỏ 5 – 7 cm.

+ Màu sắc:

Màu hồng cánh sen.

+ Hương thơm:

Thơm cực mạnh hương cổ điển như nước hoa hồng Pháp nên hoa thường xuyên xuất hiện nhiều ong mật vây quanh. Mùi thơm đậm nhất vào buổi sáng sớm lúc hoa mới nở.

+ Độ lặp hoa:

 Cứ 5 – 8 tuần cho một lứa hoa mới, ra hoa quanh năm.

+ Độ bền hoa:

Từ lúc chớm nở tới khi tàn là 2 – 3 ngày, tuy nhiên hoa trên mỗi chùm không nở đồng loạt mà nở dần nên chùm hoa có thể kéo dài 10 – 15 ngày.

Hoa hồng son môi cổ
Hoa hồng son môi cổ

3. Tên gọi hồng cổ son môi

Người mới chơi hoa hồng cổ dễ bị nhầm lẫn giữa các loại hoa hồng cùng có chữ ‘’son’’ như hồng son môi, hồng chùm son hay hồng quế son. Đây là ba giống hồng hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm dễ nhận biết nhất đó là màu sắc hoa. Hoa hồng son môi cổ có màu hồng cánh sen, còn chùm son có màu hồng đậm thiên đỏ, quế son màu đỏ tươi.


Hồng chùm son
Hồng chùm son

Hồng quế son
Hồng quế son

Hồng son môi
Hồng son môi

Có nhiều người cho rằng hồng son môi có tên gọi khác là hoa hồng ngọc lộ.

Có địa phương lại gọi hồng cổ Sapa là hồng ngọc lộ. 

Có người lại nói rằng hồng ngọc lộ là một giống hoàn toàn khác, không phải Sapa, cũng chẳng phải son môi.

Trong phạm vi kiến thức của mình, KiViBaRa chỉ đưa ra thông tin, không có bất cứ kết luận nào về vấn đề này.


4. Công dụng và lợi ích

+ Hoa có thể được cắt lấy bông thắp hương trong những ngày lễ tết, mồng một, ngày rằm, cũng có thể dùng để cắm lọ trang trí bàn làm việc, góc học tập, phòng khách, bàn ăn…

+ Trồng trong chậu trưng ở ban công, sân vườn, lối ra vào, hiên nhà…. mang đến vẻ tươi tắn, tràn đầy sức sống cho ngôi nhà.

+ Hương thơm đậm của hoa hồng cổ son môi lan tỏa khắp không gian khiến chúng ta có cảm giác thư thái hơn sau những giờ phút lao động học tập căng thẳng.

+ Cánh hoa có thể được sử dụng để chiết suất tinh dầu hoa hồng dùng trong sản xuất nước hoa hồng, sữa tắm, mỹ phẩm.

+ Trong cánh hoa hồng có chứa các chất như carotene, vitamin C, vitamin B, vitamin K, kali, canxi, sắt… các chất này tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và miễn dịch nên thường được sấy khô làm trà hoa hồng.


Hồng cổ son môi
Hồng cổ son môi


5. Phương pháp nhân giống

Hồng cổ son môi được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành.


6. Kỹ thuật trồng

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

+ Chậu: chậu nhựa hoặc chậu sứ.

+ Đất: đất thịt pha cát.

+ Phân bò hoặc phân gà đã được ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh.

+ Trấu hun dở.

Trộn đất, trấu, phân theo tỉ lệ (thể tích) 5 : 3 : 2. Lưu ý: Không trộn các loại phân động vật chưa được ủ hoai hay phân hóa học vào đất.

Bước 2: Trồng cây

+ Cho giá thể đã trộn vào 1/2 chậu. 

+ Xé bầu ươm nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới bộ rễ.

+ Cho cây vào chậu và phụ thêm giá thể vào xung quanh miệng chậu. 

Sau khi trồng cần tưới nước và để cây vào nơi râm mát ít nhất 7 ngày.

Sau đó dần dần cho cây tiếp xúc với ánh nắng và có thể bón phân.


Cổ son môi
Cổ son môi


7. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng son môi trong chậu

+ Ánh sáng: cây ưa nắng, tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 – 6 giờ/ngày.

+ Tưới nước: 

Tưới nước điều độ để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Không nên tưới quá muộn, nước đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh. Ngoài tưới, có thể xịt vòi phun áp lực từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây.

+ Bón phân: tùy theo kích cỡ cây để bón phân cho phù hợp.
Nếu cây hoa hồng trưởng thành bón: 2 nắm phân gà/gốc/tháng (chia làm 2 lần bón) hoặc 1 nắm phân dơi/gốc/tháng.
Lưu ý: Ngay sau khi cắt tỉa cành nên bón phân để kích thích cây bật lộc.


+ Cắt tỉa:

Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.

+ Sâu bệnh: cây cổ son môi có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng, cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.


Cây hoa hồng son môi
Cây hoa hồng son môi

Mời bạn xem video về hoa hồng mà KiViBaRa đã sưu tầm được.


Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *